Kết quả tìm kiếm cho "những xã đã đạt nông thôn mới"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 8023
Chiều 14/1, UBND huyện Phú Tân tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024; triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2025.
Với ý nghĩa tốt lành trong tên gọi, sắc vàng tươi thắm biểu trưng cho sự may mắn, hoa vạn thọ được người miền Nam gọi “rặt” là bông vạn thọ, thường chọn để trang trí, thờ cúng trong ngày Tết. Loài hoa bình dị này đem lại giá trị tinh thần lẫn giá trị kinh tế cho đông đảo người dân, nhất là ở vùng nông thôn.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của người dân, xã Tân Phú (huyện Châu Thành) đã về đích sau thời gian phấn đấu xây dựng nông thôn mới NTM). Diện mạo xã đổi thay rõ rệt, với hệ thống hạ tầng cơ sở ngày càng khang trang, đời sống người dân được cải thiện. Đây là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao) tại huyện Thoại Sơn đã và đang triển khai, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Ngày 14/1, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng dẫn đầu đoàn công tác tỉnh đến chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Chốt dân quân xã Phú Lộc (TX. Tân Châu); thăm, tặng quà Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo (huyện Phú Tân), các gia đình chính sách tiêu biểu.
Sáng 14/1, chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, có chủ đề “Tăng trưởng 2 con số, Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hội đồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng yêu cầu vùng Đồng bằng sông Hồng và Hà Nội phải tiên phong, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Năm 2025, UBND TX. Tịnh Biên phấn đấu thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống người dân. Trong đó, sẽ nỗ lực chống tái nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho hộ nghèo địa phương.
Ông Trần Nhật Trường, chuyên gia ẩm thực với danh hiệu “bàn tay vàng” ở TP. Hồ Chí Minh đã có duyên đến với An Giang và gắn bó ở vùng “đất lành” Bảy Núi. Ngoài giỏi chuyên môn, ông còn kết nối yêu thương, lan tỏa và chia sẻ những điều tốt đẹp từ những chiếc bánh dành tặng những mảnh đời thiệt thòi.
Dịp Tết, cũng là lúc nhiều nghề kinh doanh, dịch vụ, như: Hớt tóc, kinh doanh đồ gỗ, buôn bán quần áo… “lên ngôi”, với doanh thu và lợi nhuận tăng so với ngày thường. Các cửa hàng đã có sự chuẩn bị chu đáo về hàng hóa, vật tư và nhân lực để đáp ứng nhu cầu của người dân…
Năm 2024, Hội Nông huyện Tri Tôn đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; thực hiện tốt vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân chuyển biến tích cực. Cùng với đó, nông dân phấn đấu vượt khó, khai thác tiềm năng đất đai, tiếp thu khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới… để phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD), đóng góp cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới.
Tri Tôn là điểm đến ấn tượng trong hành trình tham quan của du khách khi đến An Giang, nhờ phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những “địa chỉ đỏ” nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, con người thân thiện, nét văn hóa đồng bào dân tộc Khmer độc đáo… Phát huy tiềm năng, thế mạnh, huyện Tri Tôn đã có những định hướng phát triển du lịch (DL) rất cụ thể.
An Giang có giống lúa độc đáo, nước càng ngập năng suất càng cao, nước tới đâu lúa vươn tới đó. Đó là cây lúa mùa nước nổi, giống lúa ngon, được trồng kiểu “thuận thiên”, suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.